[Câu chuyện thành công] Thiết bị đào tạo cho Đại học Bách Khoa Hà Nội

ETEK Tham gia cung cấp các giải pháp thiết bị đào tạo cho nghề điện – Đại học bách khoa Hà Nội, đây là hoạt động nằm trong Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Giới thiệu về Trường Điện – Điện tử 

Khoa Điện – Điện tử thuộc Đại học Bách Khoa HN là một trong những khoa quan trọng và uy tín nhất. Khoa này chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật điện tử, viễn thông, điện công nghiệp, tự động hóa, và các ứng dụng công nghệ thông tin khác.
Khoa Điện – Điện tử cung cấp các ngành học đa dạng như Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện Tử, Kỹ thuật Viễn Thông, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật Máy tính và Công nghệ Thông tin, cùng với nhiều chuyên ngành đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghệ điện và điện tử.
Các sinh viên tại Khoa Điện – Điện tử thường được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn được khuyến khích tham gia vào các dự án nghiên cứu, thực hành và hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Giới thiệu về Dự án SAHEP – nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam

Dự án SAHEP tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng mức đầu tư 50 triệu đô-la Mỹ, với thời gian thực hiện từ 2018 đến 2022. Giám đốc dự án SAHEP cho biết, “SAHEP sẽ đồng hành cùng sự phát triển của Bách khoa Hà Nội thông qua các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất, phòng học, giảng đường và phòng thí nghiệm. Những trang thiết bị mới cho sinh viên và giảng viên được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là ưu tiên hàng đầu của Bách khoa Hà Nội cũng như của SAHEP.”

Yêu cầu của trường và dự án đặt ra cho ETEK

ETEK là đơn vị đã trúng thầu dự án SAHEP, ETEK cũng là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp thiết bị đào tạo cho các trường đào tạo kỹ thuật trên cả nước.
Trong quá trình triển khai dự án, Ban Giám đốc dự án, Ban Lãnh đạo trường có nhiều yêu cầu riêng cho đôi ngũ ETEK thiết kế và triển khai dự án.

Yêu cầu của dự án đối với phòng thực hành đào tạo:

Đầy đủ và đa năng: Phòng thực hành cần có đủ không gian và trang thiết bị để thực hiện các thí nghiệm và dự án điện – điện tử khác nhau.

An toàn: Đảm bảo rằng phòng thực hành tuân thủ các quy tắc an toàn cần thiết, có hệ thống cách ly, các biện pháp phòng ngừa tai nạn, và trang thiết bị bảo vệ người sử dụng.

Yêu cầu của dự án đối với sản phẩm và các thiết bị:

Chất lượng cao: Yêu cầu sử dụng trang thiết bị chất lượng cao để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các thí nghiệm hoặc dự án được thực hiện.

Tích hợp: Trang thiết bị cần phải có khả năng tương thích và tích hợp tốt với nhau để hỗ trợ quá trình học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả.

Phù hợp với bài học: Yêu cầu trang thiết bị phải phù hợp với nội dung giảng dạy, từ các thiết bị cơ bản cho đến các công cụ nâng cao, giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng kiến thức một cách thực tế.

Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế và cung cấp:

Phải là đơn vị uy tín, có năng lực và đáp ứng được tiến độ xây dựng phòng thực hành để đảm bảo hoàn thành dự án trong mục tiêu có sẵn.
Các yêu cầu này sẽ hỗ trợ việc xây dựng môi trường học tập thực hành tốt nhất cho sinh viên học về điện – điện tử, đồng thời đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình thực hành và nghiên cứu.

Các giai đoạn khó khăn và giải pháp để vượt qua khó khăn của ETEK

Trong quá trình làm việc với Ban Giám đốc dự án, Ban Lãnh đạo của trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa, cũng như trong việc nghiên cứu, lên thiết kế và hoàn thiện dự án, ETEK gặp muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra:
Mỗi bước đi của ETEK luôn thận trọng và được xem xét kỹ từ việc lên ý tưởng, họp review liên tục, chỉnh sửa thiết kế theo yêu cầu và chốt lại giải pháp cụ thể để lên kế hoạch hoàn thiện. Đấy chính là phương thức để ETEK vượt qua khó khăn ở thực tại.

Thành tựu ETEK đạt được

ETEK đã nghiên cứu, thiết kế xây dựng thành công một số phòng thực hành trong dự án như:

  1. Phòng thí nghiệm Mạch điện – Điện tử
  2. Phòng thí nghiệm Điện tử công suất và các bộ biến đổi
  3. Phòng thí nghiệm Điều khiển hệ điện cơ
  4. Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Đo lường và cảm biến
  5. Phòng thí nghiệm Máy điện và Biến đổi điện cơ
  6. Phòng thí nghiệm các cơ cấu chấp hành
  7. Phòng thí nghiệm cơ sở kỹ thuật điều khiển
  8. Đồ án 1,2 (Thiết kế hệ thống cơ khí, cơ điện tử)
  9. Xưởng thực hành và chế tạo CĐT
  10. Phần Phụ trợ
  • Phòng thí nghiệm Máy điện và Biến đổi điện cơ
  • Phòng thí nghiệm các cơ cấu chấp hành
  • Phòng thí nghiệm cơ sở kỹ thuật điều khiển
  • Xưởng thực hành và chế tạo CĐT
  • Phòng tn mô đun lập trình và mô phỏng trên mô hình

Các phòng thực hành có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ riêng:

  • Cung cấp cơ hội cho sinh viên áp dụng kiến thức học được trong lớp học vào thực tế thông qua các bài thực hành và dự án.
  • Phòng thực hành hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng thực tế cần thiết cho ngành kỹ thuật, từ kỹ năng làm việc với thiết bị đến giải quyết vấn đề.
  • Cung cấp không gian cho việc nghiên cứu và thử nghiệm các ý tưởng, dự án, hoặc các công nghệ mới trong lĩnh vực kỹ thuật.
  • Đảm bảo sinh viên được huấn luyện về các quy tắc an toàn trong phòng thực hành và biết cách quản lý rủi ro trong quá trình làm việc với thiết bị.

Xây dựng phòng đào tạo mang tới nhiều lợi ích thiết thực:

  • Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, từ đó tăng cường kiến thức thực hành.
  • Cho phép sinh viên học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tăng khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Hỗ trợ chuẩn bị cho sinh viên trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp.
  • Sinh viên được rèn luyện trong một môi trường thực tế có thể tăng cường cạnh tranh và hiệu suất trong ngành kỹ thuật.

Phòng thực hành đào tạo tại trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa HN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật, chuẩn bị tốt cho sinh viên cho công việc sau này và thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.

 

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
Rate this post